Đột quỵ đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Đột quỵ có thể “cướp đi” sức khỏe, cuộc sống bình thường, thậm chí là tử vong. Song, cũng có không ít bệnh nhân được phục hồi ngoạn mục sau đột quỵ chính nhờ việc cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng”.

Vậy thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là gì? Thời gian vàng là bao lâu? Bài viết sau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.

Bài viết được Tham vấn Y khoa bởi TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ não là gì? Quan trọng như thế nào?

Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là khoảng thời gian tối ưu để can thiệp y tế nhằm giảm thiểu tổn thương não và cải thiện khả năng phục hồi cho bệnh nhân.

Mức độ di chứng sau đột quỵ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, thời gian được chẩn đoán và quá trình điều trị cho bệnh nhân. Bởi mỗi lần đột quỵ sẽ làm chết khoảng 1,2 tỷ tế bào não, mỗi giờ trôi qua sẽ mất 120 triệu tế bào não, mỗi phút trôi qua sẽ mất 2 triệu tế bào não. Vì vậy “Thời gian được xem là não của bệnh nhân”.

Thời gian vàng là bao lâu?

Thời gian vàng trong điều trị Nhồi máu não:

Trong vòng 4.5 giờ: Nếu bệnh nhân đến từ 0 – 4.5 giờ (tính từ khi có dấu hiệu khởi phát đầu tiên) bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc tan cục máu đông đường tĩnh mạch đối với nhồi máu não mạch máu nhỏ (phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết). Tuy nhiên, hướng điều trị tiêu sợi huyết có nguy cơ xuất huyết não sau khi dùng thuốc, nguy cơ này lên đến 6% tùy cơ địa bệnh nhân và các bệnh lý đi kèm, nguy cơ xuất huyết.

Trong vòng 6 giờ: Nếu bệnh nhân đến trước 6 giờ, có tắc mạch máu lớn bệnh nhân sẽ được chuyển đến phòng can thiệp nội mạch DSA, lấy cục huyết khối. Phương pháp này có hiệu quả tái thông đến trên 80%. Chính hiệu quả khả quan này, Hội Đột quỵ Hoa kỳ đã đưa phương pháp can thiệp nội mạch vào phác đồ điều trị đột quỵ não cấp trong 6 giờ cho tắc động mạch lớn, phác đồ này được triển khai trên toàn thế giới.

Nếu bệnh nhân đến trễ sau 6 giờ: Có thể ứng dụng phần mền trí tuệ nhân tạo Rapid để đánh giá can thiệp muộn “cứu vãn” cho những trường hợp vùng lõi nhồi máu não nhỏ và vùng thiếu máu não rộng (vùng tranh tối, tranh sáng). Tuy nhiên, lý tưởng nhất là bệnh nhân đột quỵ nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Thời gian vàng trong điều trị Xuất huyết não:

Càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân bị xuất huyết não mà không có điều kiện cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân sẽ nhanh chóng diễn tiến tử vong. Tùy trường hợp, bệnh nhân nặng sẽ được can thiệp gây tắc mạch máu đang chảy (đặt Coils, bơm keo… bằng can thiệp nội mạch) hoặc phẫu thuật lấy máu bầm (máu tụ) nếu lượng máu chảy nhiều, những trường hợp nhẹ sẽ được điều trị bằng bằng thuốc.

Bệnh đột quỵ: Dấu hiệu, yếu tố nguy cơ, và cách phòng ngừa hiệu quả
  • Đột quỵ là sự cố đột ngột nguy hiểm của hệ tuần hoàn, làm ngừng cung cấp oxy và dưỡng chất cho tế bào não.
    • Đột quỵ được phân thành 2 loại chính:
      • Đột quỵ thiếu máu não do tắc mạch máu não (Nhồi máu não): Chiếm khoảng 80%.
      • Đột quỵ chảy máu não do vỡ mạch máu não (Xuất huyết não): Chiếm khoảng 20%.

Kim Cương

Tin tức gần đây