Những ngày cuối tháng 5, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ liên tiếp tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não có bệnh nền tăng huyết áp với tình trạng rất nặng khó mà cứu chữa.

Theo chân BS.CKI Tô Văn Tân – Phó khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức Bệnh viện S.I.S Cần Thơ trong giờ khám bệnh chiều 25/5, chúng tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết não trên nền tăng huyết áp (THA) do chưa được kiểm soát tốt.  

Đừng đợi đột quỵ rồi mới chữa

Nằm ở giường số 22 là một bệnh nhân nữ (41 tuổi, quê ở Cần Thơ) ngày 23-5 nhập viện Bệnh viện S.I.S Cần Thơ trong tình trạng hôn mê, GCS 5 điểm, thở máy, tiên lượng nặng.

Theo người nhà bệnh nhân, trước đó 2 ngày, nữ bệnh nhân đột ngột đau đầu, ngã quỵ và mê dần được gia đình đưa đến một bệnh viện tại Cần Thơ điều trị. Tại đây, nữ bệnh nhân đã được can thiệp thả coil điều trị xuất huyết não vỡ túi phình mạch máu não, nhưng không cải thiện, gia đình xin chuyển sang S.I.S Cần Thơ với hy vọng “còn nước còn tát”.

ĐỪNG ĐỂ ĐỘT QUỴ RỒI MỚI CHỮA
Sau 2 ngày nhập viện S.I.S Cần Thơ, nữ bệnh nhân được chăm sóc tích cực tại ICU nhưng tình trạng cũng không khả quan, do vị trí xuất huyết lớn

Cùng vào viện ngày 23-5, nhưng bệnh nhân ở giường số 7 là chị T.T.L (45 tuổi, quê Cà Mau) có phần may mắn hơn. Khoảng 1 giờ sáng cùng ngày, chị L. đi vệ sinh thì thấy yếu tay chân bên phải, sau đó lừ đừ nên được gia đình đưa đến cấp cứu tại một bệnh viện ở địa phương không giảm.

Đến khoảng 1 giờ chiều cùng ngày vào Bệnh viện S.I.S Cần Thơ trong tình trạng liệt nửa người phải, gọi mở mắt, không tiếp xúc, GCS 11 điểm.

Sau thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ kết luận chị L. bị xuất huyết não bán cầu trái trên nền THA, chị L. được chuyển lên khu ICU để tiếp tục theo dõi. Sau 2 ngày được chăm sóc và điều trị tích cực tại ICU, sức khỏe chị L. cải thiện, bệnh tỉnh, thực hiện được y lệnh.

ĐỪNG ĐỂ ĐỘT QUỴ RỒI MỚI CHỮA

BS.CKI Tô Văn Tân đang yêu cầu chị L. dơ chân lên để đánh giá khả năng phục hồi, sau 2 ngày điều trị tích cực tại ICU

BS.CKI Tô Văn Tân đang yêu cầu chị L. dơ chân lên để đánh giá khả năng phục hồi, sau 2 ngày điều trị tích cực tại ICU

Theo BS Tân sức khỏe chị L. đang tốt lên mỗi ngày, trong vài ngày tới chị L. sẽ được chuyển lên trại tiếp tục điều trị nội khoa kết hợp tập vật lý trị liệu để sớm cải thiện tình trạng liệt do di chứng sau đột quỵ.  

Kém may mắn nhất, có lẽ là bệnh nhân nam (58 tuổi, quê ở Kiên Giang) giường số 17. Khoảng 1 giờ sáng ngày 24/5, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, do xuất huyết não lượng lớn. Qua hội chẩn, các bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh nhân rất xấu, tỉ lệ tử vong rất cao. 

Đến sáng nay, các bác sĩ thông báo gia đình nên cho bệnh nhân về nhà do tình trạng quá nặng, không thể cứu chữa được nữa.

ĐỪNG ĐỂ ĐỘT QUỴ RỒI MỚI CHỮA

Kết quả CT scan cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não lượng nhiều, phù não, tỉ lệ tử vong rất cao.

Kết quả CT scan cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não lượng nhiều, phù não, tỉ lệ tử vong rất cao.

May mắn nhất, có lẽ là trường hợp của bà H.B.L 58 tuổi, quê tận miền Trung. Bà L. bị đau đầu bên phải kéo dài, điều trị không khỏi nên ngày 25/5 bà đã về tìm đến BV S.I.S Cần Thơ thăm khám và tìm nguyên nhân. Tại đây, các bác sĩ đã tìm được nguyên nhân nguy hiểm có thể gây đột quỵ đó là: túi phình mạch máu não cảnh trong bên phải với kích thước khá to 5×7 mm.

ĐỪNG ĐỂ ĐỘT QUỴ RỒI MỚI CHỮA
Qua MRI phát hiện một túi phình khá to cũng chính là nguyên nhân gây đau đầu nhiều năm qua của bà L.

Chủ động phòng ngừa

Theo các bác sĩ, có đến hơn 90% bệnh nhân xuất huyết não có liên quan đến bệnh THA, đây là một con số rất đáng để lưu tâm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có khoảng 1,3 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới bị THA, trong số này có đến 2/3 người sống ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Có đến 46% người bị THA không biết bản thân bị THA; có khoảng 42% người THA được chẩn đoán và điều trị; chỉ 21% trong số điều trị này là đã kiểm soát được huyết áp của bản thân.

Còn theo TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện S.I.S Cần Thơ, bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp nên điều trị theo dõi cẩn thận, kiểm soát chặt chẽ mức huyết áp của mình. Nếu có đau đầu đột ngột, nôn ói, tê yếu tay chân… hãy đến ngay bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Xuất huyết não rất khó tiên lượng, tỉ lệ tử vong tùy thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. Nếu chảy máu ồ ạt bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng sau vài giờ.

TS Cường cũng nhấn mạnh bệnh đột quỵ có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng chúng ta có thể chủ động phòng ngừa và điều trị dự phòng để giảm nguy cơ bị đột quỵ từ những việc nhỏ là kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao… giảm thiểu hút thuốc lá, uống rượu bia.

Tin: Kim Cương, ảnh: Đức Thịnh

Tin tức gần đây