Đây là một trong số hàng trăm bệnh nhân người nước ngoài đến thăm khám, điều trị tại Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ trong thời gian vừa qua. Bệnh nhân là người Mỹ hiện đang làm việc trong lĩnh vực y tế. Ông có chuyến công tác dài ngày tại Việt Nam thì không may phát bệnh trước khi trở về nhà tại Mỹ.
Mới đây, một bệnh nhân người Mỹ được đưa đến cấp cứu trong tình trạng mệt, khó thở nhiều, bị phù nề 2 chi dưới, 2 chân bị sưng to. Bác sĩ đã chỉ định kiểm tra các cận lâm sàng cần thiết cho bệnh nhân. Sau khi có kết quả, bệnh nhân được chẩn đoán bị thuyên tắc động mạch phổi. Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh nền gồm suy tim, rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch chi dưới, tiểu cầu giảm. Bác sĩ đánh giá đây là trường hợp khá nặng, có bệnh nền phức tạp cần theo dõi điều trị nội khoa tích cực.
Được biết, bệnh nhân tên Nicolaas 74 tuổi, sinh sống và làm việc trong lĩnh vực y tế tại Mỹ. Ông có chuyến công tác dài ngày làm việc tại Việt Nam. Đến khi chuẩn bị trở về Mỹ thì sức khỏe của ông yếu dần và được người thân đưa đến Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ điều trị.
Quá trình điều trị “cân não”
Khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên môn đã tiến hành hội chẩn và nhanh chóng đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Tuy bệnh nhân là người nước ngoài nhưng ê kíp bác sĩ, điều dưỡng đã cố gắng, kiên nhẫn giải thích, tư vấn chi tiết cho bệnh nhân cùng người nhà. Cuối cùng, người thân đã quyết định nhập viện điều trị sớm cho ông tại S.I.S Cần Thơ.
Với ca bệnh này, bác sĩ gặp nhiều áp lực về yếu tố ngoại giao và điều trị cho bệnh nhân có bệnh nền phức tạp. Là người theo dõi suốt quá trình điều trị, BS.CK2 Nguyễn Mạnh Cường – Phó Khoa Nội Tổng Hợp cho biết:
“Ông Nicolaas có bệnh nền phức tạp nên việc điều trị thuốc phải hết sức cân nhắc. Khi chỉ số tiểu cầu giảm thì dùng thuốc chống đông trong điều trị thuyên tắc phổi, phòng ngừa biến cố về tim mạch cho bệnh nhân hết sức quan trọng. Chúng tôi tiến hành điều trị nội khoa, dùng các loại thuốc để kiểm soát nguy cơ. Mục đích làm tan dần máu đông trong tim, phổi. Sau gần 10 ngày điều trị, bệnh nhân đáp ứng tốt, giảm phù chi dưới. Các triệu chứng khó thở, triệu chứng suy tim, tần số tim được kiểm soát ổn định dần dần”.
Giải quyết bài toán bệnh nền phức tạp như thế nào?
Mỗi bệnh nhân điều trị tại S.I.S đều được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, hội chẩn rõ ràng. Tuy nhiên với trường hợp của ông Nicolaas cần phải thận trọng hơn rất nhiều. Trong quá trình điều trị cần phải tham vấn hội chẩn các chuyên gia để có phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân theo từng chuyển biến bệnh.
“Bệnh nhân mắc bệnh tim đã là bệnh lý nặng. Bệnh nhân bị rung nhĩ cần phải sử dụng thuốc chống đông tích cực. Khó khăn ở đây là chỉ số tiểu cầu của bệnh nhân giảm. Vì thế trong quá trình điều trị, chúng tôi phải cân nhắc hết sức khi sử dụng thuốc chống đông. Nếu sử dụng thuốc chống đông liều lượng không phù hợp thì nguy cơ xuất huyết, biến chứng rất cao. Chúng tôi phải hết sức cẩn thận khi dùng thuốc cho bệnh nhân. Để theo dõi kỹ hơn, chúng tôi tiến hành các xét nghiệm để đánh giá nồng độ thuốc và nguy cơ xuất huyết của bệnh nhân.
Rất là mừng khi điều trị bệnh nhân phục hồi dần dần, các chỉ số tiểu cầu ổn định lại. Không xảy ra biến cố xuất huyết khi dùng thuốc chống đông máu. Các triệu chứng suy tim, thuyên tắc phổi cải thiện rất là nhiều. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện” – BS.CK2 Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ.
Khâm phục bác sĩ Việt Nam
“Hôm nay, tôi cảm thấy mình khỏe và được bác sĩ cho xuất viện. Tôi quay lại khách sạn để ổn định lại mọi thứ trước khi trở về Mỹ. Hy vọng trong tuần tới tôi sẽ khỏe hơn để bay trở về nhà. Ban đầu tôi mong được trở về Mỹ điều trị. Nhưng khi được các bác sĩ S.I.S tư vấn, chăm sóc tận tình, tôi thấy an tâm hơn. Lúc nhập viện cấp cứu, tôi bất ngờ với phong thái làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng mà mọi người dành cho tôi. Các nhân viên y tế ở đây ai cũng kiên nhẫn và thân thiện dù tôi không biết tiếng Việt.
Tôi rất biết ơn và khâm phục đội ngũ nhân viên y tế tại bệnh viện đặc biệt này. Kể cả những người đang dọn dẹp phòng ở đây. Các bác sĩ đã tận tâm với bệnh nhân. Cảm ơn các bạn rất nhiều!”. – Ông Nicolaas chia sẻ trước khi xuất viện.
Lưu ý cho bệnh nhân khi đi máy bay
Qua trường hợp của ông Nicolaas, bệnh nhân bị suy tim, thuyên tắc phổi khi đi máy bay đường dài hết sức lưu ý.
Bệnh nhân bị thuyên tắc phổi đi máy bay đường dài buộc phải ngồi lâu. Khi ngồi lâu, tĩnh mạch chân dễ bị phù sẽ tạo thành cục máu đông trong thành mạch máu. Khi đó, nguy cơ tái phát lại tình trạng huyết khối tĩnh mạch chi dưới di chuyển lên phổi làm tắc mạch phổi lại. Vì thế, trước khi đi máy bay, bệnh nhân nên điều trị hết sức cẩn thận, sử dụng thuốc chống đông cho tốt, siêu âm đánh giá lại tình trạng huyết khối đã giảm hay chưa. Bệnh nhân đi máy bay thì hết sức cân nhắc nên điều trị huyết khối tan hoàn toàn.
Khi đi máy bay, bệnh nhân cần lưu ý chọn ghế có thể nằm để hạn chế tư thế ngồi lâu. Khi nằm cũng cần lưu ý xoa bóp bàn chân, vận động, xoay trở chân. Có như vậy mới đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi đi máy bay – BS.CK2 Nguyễn Mạnh Cường lưu ý thêm.
Với trang thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, S.I.S đã nhận được sự tin tưởng điều trị cho hàng trăm bệnh nhân người nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… và các nước lân cận như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia,… Ngoài ra, rất đông những Việt kiều từ Mỹ, Pháp, Úc, Đức,… cũng tranh thủ thời gian về thăm quê hương đến S.I.S Cần Thơ để điều trị bệnh và khám sức khỏe chuyên sâu.
Cẩm Lài, Phiên dịch: Thành Đạt