Bé gái 10 tuổi đột quỵ xuất huyết não do dị dạng mạch máu bẩm sinh đã được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ can thiệp DSA thành công. Tính đến nay, đây là bệnh nhân đột quỵ nhỏ tuổi nhất được Bệnh viện S.I.S điều trị.

Ngày 10/6, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tiếp nhận bé gái tên L.K.N., 10 tuổi, ở Hậu Giang trong tình trạng xuất huyết não. Tại địa phương, bác sĩ thông báo bé trong giai đoạn nguy cấp ảnh hưởng đến tính mạng cần được điều trị tại bệnh viện chuyên sâu. May mắn nhờ trước đó mẹ của K.N. có người quen từng được cấp cứu tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ nên chị quyết định đưa thẳng con gái đến đây.

Mẹ K.N. kể lại, trước khi đột quỵ bé K.N. đang đi học bình thường, đột ngột có những biểu hiện đau đầu dữ dội và ói. Cô giáo ngay lập tức gọi cho phụ huynh đến đón bé về. Lúc đón thấy con gái mặt bắt đầu tái xanh, miệng nói lắp bắp, đỡ đi gần như chân của bé không còn đứng vững được nữa, chị nghĩ ngay con mình chắc là bị não rồi, phải đưa đến bệnh viện lập tức: “Phải thật bình tĩnh, mình chỉ có duy nhất một đứa con gái, mình không thể nào mất con được”.

Sinh ra và lớn lên như bao đứa trẻ khác, K.N. phát triển mạnh khỏe, học giỏi, không có bất kỳ bất thường nào nhưng từ lúc 5 tuổi bé lâu lâu hay kêu nhức đầu. Nghĩ con gái mình chỉ do đi nắng rồi nhức đầu, rồi con bé nghỉ ngơi lát là khỏe lại bình thường nên ba mẹ không dẫn đi kiểm tra.

Đến S.I.S Cần Thơ, K.N. được chẩn đoán hình ảnh tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não, sau khi hội chẩn các bác sĩ rút ra kết luận bé bị dị dạng mạch máu não bẩm sinh, phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân lúc này là can thiệp nội mạch bằng công nghệ DSA.

Ổ dị dạng mạch máu não của bệnh nhi bị xuất huyết não

Ổ dị dạng mạch máu não của bệnh nhi L.K.N.

Hình ảnh mạch máu não của bệnh nhi L.K.N. sau can thiệp DSA

Sau khi được can thiệp vào 10h đêm hôm trước, sáng ra bé đã tỉnh, da niêm hồng. Mẹ thở phào nhẹ nhõm, còn bố thì cũng vừa về kịp lúc K.N. tỉnh dậy. Trông thấy bố, theo phản xạ tự nhiên K.N. mừng muốn bật dậy ôm bố liền, quên cả đau, cả mớ dây đang quấn vòng người mình. “Điều nhỏ nhoi đó giúp chúng tôi cảm nhận được tình cảm thiêng liêng, hơn hết là năng lượng của “siêu anh hùng” tiếp thêm sức mạnh cho “công chúa nhỏ” của bố mẹ” – mẹ bé K.N. kể lại.

Còn “công chúa nhỏ” của S.I.S đã được cứu sống kịp thời, tỉnh dậy rồi cô bé càng xinh xắn đáng yêu, lại rất ngoan ngoãn, ai thấy cũng thương.


Ekip can thiệp cho bệnh nhi L.K.N. tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

TS.BS Trần Chí Cường chia sẻ: Đột quỵ ở trẻ em phần lớn là xuất huyết não, nguyên nhân do vỡ dị dạng mạch máu bẩm sinh. Trước đó có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc một số ít bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, co giật, động kinh.

Khi xảy ra đột quỵ ở trẻ em, thì ngày nay sẽ điều trị theo phương pháp can thiệp nội mạch DSA, ít xâm lấn, đặc biệt là điều trị được những vùng não sâu mà phẫu thuật không mổ tới. Ngoài ra, sau can thiệp trẻ nhỏ bảo tồn được phần lớn chức năng, không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Khác với phẩu thuật mổ hở ngày trước, việc phẫu thuật có thể để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí là tổn thương tâm lý đến các bé còn nhỏ tuổi.

Yếu tố quan trọng đã giúp các bác sĩ can thiệp cho bé thành công chính là đảm bảo nguyên tắc “thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ. Bệnh nhân đến trong giờ vàng thì hiệu quả điều trị càng cao, giảm thiểu di chứng.

Vì vậy khi trẻ có triệu chứng đau đầu, co giật, động kinh thì phải sớm cho trẻ đi khám và để tầm soát tốt mạch máu não cho trẻ thì MRI 3 tesla sử dụng từ trường là thiết bị tầm soát an toàn nhất, đưa ra hình ảnh rõ nét, sớm phát hiện các dị dạng mạch máu để kịp thời điều trị ngăn ngừa đột quỵ.

Mỹ Trang – ảnh: Đức Thịnh

Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Tin tức gần đây