Sau gần một năm chịu đựng cơn đau hàm mặt gần như “muốn chết đi”, chú Trần Phước H. (75 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) may mắn gặp được bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn chuyên gia điều trị bệnh đau tại Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ. Sau thời gian điều trị, chú H. trở lại S.I.S Cần Thơ tái khám và nụ cười đã trở lại.

Theo chia sẻ của chú H. và người nhà, chú H. bị đau nhức vùng hàm mặt bên trái gần 1 năm nay. Đau đến nỗi ăn uống khó khăn không nhai được đồ ăn, sắp phải đúc thức ăn qua ống. Cơn đau kèm theo co giật, đau bất chợt, không theo chu kỳ, đến nói chuyện cũng rất khó khăn. Người nhà đưa chú đến nhiều bệnh viện lớn thăm khám nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, điều trị hiệu quả. Chú H. cho biết đã uống rất nhiều thuốc giảm đau khác nhau nhưng vẫn không thuyên giảm.

Qua lời giới thiệu, chú H. may mắn gặp được chuyên gia điều trị bệnh đau BS. Nguyễn Anh Tuấn. Theo lời chú H. chia sẻ: “Đau đớn mất ăn mất ngủ gần 1 năm, tôi sắp tuyệt vọng thì may mắn gặp được bác sĩ Tuấn. Tôi bị cơn đau hành hạ bác sĩ Tuấn như cứu tinh của tôi. Nhờ bác điều trị mà cơn đau của tôi đã giảm đi rất nhiều. Giờ tôi đã ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt bình thường”.

Chú H. tinh thần vui vẻ chụp ảnh cùng BS Nguyễn Anh Tuấn trong lần tái khám gần đây

Giải quyết cơn đau như “muốn chết đi”

BS Nguyễn Anh Tuấn – chuyên gia điều trị bệnh đau tại Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ cho biết: “Trường hợp của chú H. là ca bệnh điển hình của bệnh đau. Thông thường, đau vùng hàm mặt thường bị hiểu lầm do đau răng, đau tủy răng. Bệnh nhân thường đến phòng khám nha khoa nhổ hết răng nhưng vẫn không hết đau. Cũng như trường hợp của chú H. đã đi nhiều bệnh viện lớn, khám qua nhiều Khoa Răng – Hàm – Mặt. Chú cũng đã uống nhiều thuốc nhưng vẫn chưa thể điều trị giảm đau hiệu quả.

Thực chất, cơn đau của chú H. do bị đau dây thần kinh số 5 mặt bên trái. Hiện tại, các bác sĩ trên thế giới và trong nước chưa tìm ra chính xác nguyên nhân tác động. Về điều trị, tôi đã dùng phương pháp can thiệp cho bệnh nhân. Đó là kết hợp các máy móc y tế hiện đại để đưa thuốc “trúng đích” lên vùng thần kinh. Mục đích để ức chế, giảm cơn đau nhanh chóng cho bệnh nhân. Phương pháp can thiệp chỉ kéo dài trong khoảng 1 giờ, bệnh nhân xuất viện về trong ngày. Đến nay sau 6 tháng đến tái khám, cơn đau của bệnh nhân đã giảm được 80-90%. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải duy trì sử dụng thuốc giảm đau ở liều thấp”.

Bệnh nhân trao đổi với bác sĩ về tình trạng của cơ thể

Những điều cần biết về bệnh đau mạn tính

Đau mạn tính là cơn đau kéo dài hoặc tái phát hơn 3 tháng, kéo dài hơn 1 tháng sau khi đã xử lý tình trạng tổn thương mô cấp tính hoặc đau kèm theo cả các thương tổn không lành. Đau được xem là một loại bệnh được xếp vào nhóm bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp,… nên khó chữa khỏi hoàn toàn.

Đau mạn tính trở thành vòng xoáy bệnh lý. Đau ở một cơ quan nhưng ảnh hưởng tới các cơ quan và tình trạng chung của cơ thể. Các hệ thống như huyết áp, nhịp thở, tình trạng chuyển hóa, miễn dịch cũng chịu áp lực lớn và hơn hết đau có tác động rất lớn đến thần kinh. Bệnh đau mạn tính không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nhưng sự đau đớn kéo dài làm cho tinh thần kiệt quệ. Nó làm ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

BS Nguyễn Anh Tuấn khám phản xạ của bệnh nhân

Giải pháp tối ưu cho bệnh nhân đau

Đối với bệnh đau, bệnh nhân đã sử dụng thuốc, vật lý trị liệu kéo dài vẫn chưa giảm đau. Việc điều trị can thiệp đau sẽ là yếu tố quyết định. Các bác sĩ dùng phương pháp can thiệp chuyên khoa để đưa thuốc đến khu thần kinh chi phối. Sau đó, xác định và đưa đến chính xác nguồn gây đau. Trong can thiệp sự chuẩn xác của máy móc hết sức quan trọng. Can thiệp bệnh đau cần phải trúng đích.

Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ có đầy đủ trang thiết bị từ khâu chẩn đoán hình ảnh máy MRI 3 Tesla, máy CT Photon đến phòng can thiệp DSA,… Bác sĩ điều trị đau có thể sử dụng các cách khác như: đốt thần kinh, thay đổi tính chất dẫn truyền của thần kinh để điều trị đau hiệu quả. Lợi ích của can thiệp trực tiếp vào vị trí thần kinh để làm đau giảm nhanh và giúp bệnh nhân giảm được tác dụng phụ khi phải uống quá nhiều thuốc.

Ekip bác sĩ can thiệp hội chẩn qua hình ảnh chụp MRI 3 Telas trước khi can thiệp cho bệnh nhân đau

Cần hiểu đúng về đau mạn tính

“Thực tế, tùy theo quá trình điều trị và tác động khách quan mà cơn đau có thể tái lại. Như trường hợp của chú H., bác sĩ đã điều trị can thiệp giảm đau được 2 tháng thì cơn đau tái lại. Bác sĩ tiếp tục sử dụng phương pháp điều trị can thiệp để giảm đau cho bệnh nhân. Kết quả điều trị sau 6 tháng, bệnh nhân đến tái khám trong tình trạng đã ăn uống sinh hoạt bình thường. Cơn đau gần như được ức chế đến mức thấp nhất, tinh thần và chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện” – BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm.

Thực chất, không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh đau mạn tính. Mỗi lần điều trị can thiệp tiêm thuốc phản ứng cơ thể sẽ khác nhau, đáp ứng cá thể rất cao. Ngoài ra, hiệu quả của quá trình điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ góp phần quyết định mức độ thuyên giảm của bệnh. Điều trị đau can thiệp vẫn phải kết hợp điều trị vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu,… như vậy mới đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Chuyên gia khám điều trị bệnh đau tại Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ:

TS. BS Trần Thị Cẩm Nhung – Trưởng đơn vị Phẫu thuật – Gây mê hồi sức

BS Nguyễn Anh Tuấn – Chuyên Khoa đau – Gây mê hồi sức

Cẩm Lài, ảnh Tuấn Anh

Tin tức gần đây