Đột quỵ não hiện nay là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu về hệ thống mạch máu não.
Hệ thống mạch máu não có 4 mạch chính cung cấp máu cho não: hai động mạch cảnh ở phía trước hai bên cổ và hai động mạch đốt sống phía sau, hợp lưu lại thành động mạch thân nền.

Khi đột quỵ xảy ra, có hai tình huống:
- Xuất huyết não: Mạch máu não bị vỡ.
- Nhồi máu não: Tắc nghẽn mạch máu não.
Trong cộng đồng, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu não chiếm khoảng 80 %. Tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não chiếm khoảng 20 %.
Chẩn Đoán Đột Quỵ
Để chẩn đoán chính xác đột quỵ, các bác sĩ sử dụng hai phương tiện chính: CT hoặc MRI. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, sử dụng MRI 3 Tesla, một công nghệ tiên tiến giúp chẩn đoán chính xác mà không cần tiêm thuốc tương phản. Hệ thống này giúp bác sĩ quan sát rõ ràng các mạch máu trong não và phân biệt giữa nhồi máu não và xuất huyết não.
Điều Trị Đột Quỵ
Điều trị đột quỵ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
- Đột quỵ nhồi máu não (tắc nghẽn mạch máu):
- Nếu bệnh nhân bị tắc mạch nhỏ, đến trong giờ vàng, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc tan cục máu đông (rTPA).
- Nếu bệnh nhân bị tắc mạch lớn, bác sĩ sẽ sử dụng ống thông để hút huyết khối hoặc dùng dụng cụ kéo huyết khối (dùng stent) để kéo huyết khối ra ngoài, phục hồi lưu thông máu.
- Đột quỵ xuất huyết não (vỡ mạch máu):
- Điều trị bằng Can thiệp nội mạch: bác sĩ sẽ đưa lò xo (stent) hoặc coil vào trong lòng túi phình mạch máu. Trong trường hợp túi phình lớn khổng lồ, bác sĩ có thể đặt stent chuyển dòng để che chắn vùng mạch bị phình. Và trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã chữa khỏi được hoàn toàn.
- Điều trị bằng Phẫu thuật kẹp cổ túi phình: đối với túi phình cổ rộng, không thể áp dụng phương pháp can thiệp nội mạch.
Yếu Tố Quyết Định Thành Công Trong Điều Trị Đột Qụy
Yếu tố quan trọng nhất để điều trị đột quỵ hiệu quả là đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị máy móc phù hợp đầy đủ công nghệ. Đặc biệt, thời gian vàng là yếu tố quyết định. Bệnh nhân cần đến bệnh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi đột quỵ xảy ra để có cơ hội điều trị tốt nhất. Bệnh nhân càng đến muộn ngoài cửa sổ giờ vàng, sẽ gia tăng tỷ lệ tử vong và tàn phế.
Bài viết được tham vấn y khoa bởi TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ.
Kim Cương, hình ảnh & video: Đức Thịnh, Tuấn Anh