Câu hỏi từ khán giả Thư Nguyễn:

“Nghe nói chụp CT thông thường – không phải CT photon – sẽ bị ‘ăn tia’ nhiều. Nếu mỗi năm đều đi tầm soát ung thư phổi như vậy thì có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Nhờ bác sĩ tư vấn.”

Giải đáp từ BS.CKII Phan Trịnh Minh Hiếu:
Cảm ơn bạn Thư Nguyễn đã gửi câu hỏi. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm khi ngày càng có nhiều người chủ động tầm soát ung thư phổi bằng phương pháp chụp CT.

Trên thực tế, mỗi lần chụp CT thông thường sẽ khiến cơ thể bạn tiếp nhận một lượng tia tương đương với lượng bức xạ tự nhiên tích tụ trong khoảng 1 năm sống trong môi trường bình thường. Do đó, dù ít hay nhiều thì cơ thể vẫn sẽ chịu một phần ảnh hưởng, đặc biệt nếu chụp nhiều lần trong năm thì mức độ phơi nhiễm sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, với công nghệ CT photon thế hệ mới, lượng tia sử dụng rất thấp – gần tương đương với ánh sáng từ môi trường bên ngoài – nên an toàn khi sử dụng để tầm soát hằng năm, đặc biệt là ung thư phổi. Dù chi phí có thể cao hơn một chút so với CT thông thường, nhưng nếu điều kiện cho phép, bạn nên chọn chụp CT photon để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài.

Kim Cương, ghi từ chương trình LIVESTREAM – S.I.S VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG với chủ đề “UNG THƯ PHỔI – CÔNG NGHỆ TRONG TẦM SOÁT SỚM!”

Tin tức gần đây