Sự vận động hoàn toàn của khớp được gọi là tầm vận động (TVĐ). Khi cử động một đoạn chi trong tầm vận động mọi cấu trúc ở phần đó đều bị ảnh hưởng: cơ, diện khớp, bao khớp, dây chằng, cân, mạch máu và thần kinh. Tầm vận động là tầm vận động của khớp và tầm vận động của cơ.
Sự vận động hoàn toàn của khớp được gọi là tầm vận động (TVĐ). Khi cử động một đoạn chi trong tầm vận động mọi cấu trúc ở phần đó đều bị ảnh hưởng: cơ, diện khớp, bao khớp, dây chằng, cân, mạch máu và thần kinh. Tầm vận động là tầm vận động của khớp và tầm vận động của cơ. Tầm vận động khớp thương là: gập, duỗi, dạng, khép, xoay: được đo bằng thước đo và ghi bằng độ. Tầm vận động của cơ gắn với sự co giãn chức năng của cơ. Co giãn chức năng là khoảng cách một cơ có thể co lại sau khi nó đã giãn tối đa. Cơ hai khớp hay có nhiều khớp bình thường hoạt động ở mức co giãn chức năng trung bình, khi đó có sự cân bằng về chiều dài và sức căng của cơ. Để duy trì tầm vận động bình thường, các đoạn chi phải cử động theo tầm vận động cho phép của chúng một cách đều đặn, hoặc là tầm vận động của khớp, hoặc theo tầm vận động của cơ. Có nhiều yếu tố có thể đưa đến hạn chế tầm vận động, như các bệnh hệ thống, bệnh khớp, bệnh thần kinh hay bệnh cơ; tổn thương do phẫu thuật hay chấn thương; hay đơn giản là bất động do bất kì nguyên nhân gì. Về điều trị, người ta cho tập theo tầm vận động để duy trì tính động của khớp và các mô mềm, làm hạn chế tói thiểu tác động của co rút.
§ Tập thụ động: Cử động trong tầm vận động không bị hạn chế của một đoạn chi thể nhờ hoàn toàn bằng lực bên ngoài, không có sự co cơ chủ động. Lực bên ngoài có thể là trọng lực, máy, hay một người khác, hay nhờ một bộ phận khác của chính cơ thể.
§ Tập chủ động: Cử động trong tầm vận động không bị hạn chế của một đoạn chi thể do sự co tích cực của cơ qua khớp đó.
§ Tập chủ động có trợ giúp: Một loại tập theo tầm vận động chủ động, trong đó có sự giúp là do lực bên ngoài hoặc bằng tay hoặc bằng máy, vi cử động ban đầu của cơ cần được trợ giúp đến hết tầm vận động.
§ Tầm vận động thụ động:
– Khi bệnh nhân không thể vận động một cách chủ động một chi hay một đoạn chi như bệnh nhân hôn mê, liệt, hay bất động hoàn toàn, hoặc khi có phản ứng viêm tại chỗ, nếu tập theo tầm vận động chủ động sẽ đau, tập theo TVĐ thụ động dùng để giảm các biến chứng của bất động nhằm:
+ Duy trì sự nguyên vẹn của khớp và mô mềm.
+ Hạn chế tối thiểu sự hình thành co rút
+ Duy trì tính đàn hồi cơ học của cơ
+ Trợ giúp tuần hoàn và sức bền thành mạch
+ Tăng cường lưu thông của dịch khớp để nuôi sụn và sự thẩm thấu của các chất trong khớp
+ Giảm hoặc ức chế đau
+ Giúp quá trình lành bệnh sau chấn thương hay phẫu thuật
+ Giúp bệnh nhân có ý thức về vận động
– Khi kỹ thuật viên đánh giá các cấu trúc trơ, TVĐ thụ động được dùng để xác định hạn chế của tầm vận động, xác định sự chắc chắn của khớp và tính đàn hồi của cơ và mô mềm.
– Khi kỹ thuật viên hướng dẫn chương trình tập luyện chủ động, tập theo TVĐ thụ động được dùng để minh họa cho vận động mong muốn.
– Khi KTV chuẩn bị bệnh nhân để kéo giãn, tập theo TVĐ thụ động được làm trước khi kéo dãn thụ động.
§ Tầm vận động chủ động và chủ động có trợ giúp
– Khi bệnh nhân có thể co cơ một cách chủ động và cử động các đoạn chi có trợ giúp hoặc không, và khi không có chống chỉ định. Tầm vận động chủ động được dùng để:
+ Thực hiện những mục đích tương tự TVĐ thụ động với những lợi thế đi kèm với sự co cơ.
+ Duy trì tính đàn hồi và tính co giãn sinh lý của các cơ tham gia.
+ Tạo ra tác dụng ngược về cảm giác từ co cơ
+ Tạo ra kích thích đối với sự nguyên vẹn của xương
+ Tăng cường tuần hoàn và ngăn ngừa tạo thành huyết khối
+ Phát triển sự điều hợp và kỹ năng vận động đối với hoạt động chức năng.
– Khi bệnh nhân có cơ bắp yếu (thử cơ không thắng được trọng lực), TVĐ chủ động có trợ giúp được dùng để tạo ra sự trợ giúp vừa đủ đối với cơ bằng một cách kiểm soát cẩn thận sao cho cơ có thể hoạt động ở mức tối đa của nó và dần dần mạnh lên.
– Khi bệnh nhân ở trong chương trình luyện tập điều hòa thông khí, TVĐ chủ động có trợ giúp hay chủ động được dùng để tăng cường đáp ứng về tuần hoàn hô hấp nếu nó được lặp lại nhiều lần và kết quả có thể theo dõi được.
– Những khuyến cáo đặc biệt:
+ Khi một đoạn chi phải bị bất động một thời gian, tập theo tầm vận động cho phần trên và dưới đoạn chi bị bất động nhằm:
o Duy trì vùng bị bất động trong tình trạng bình thường có thể
o Chuẩn bị cho những hoạt động mới, như tập đi với nạng.
+ Khi bệnh nhân phải nghỉ tại giường, tập theo TVĐ dùng để tránh các biến chứng giảm tuần hoàn, mất chất vôi của xương và giảm chức năng tim và hô hấp.
§ Những hạn chế tầm vận động
– Những hạn chế tầm vận động thụ động: tầm vận động thụ động thật sự thư giãn có thể rất khó đạt được khi bị mất thần kinh chi phối và bệnh nhân tỉnh táo. Vận động thụ động không:
+ Ngăn chặn được teo cơ
+ tăng sức mạnh và sức bền của cơ
+ tăng cường tuần hoàn tới mức như trong co cơ chủ động, tự chủ.
– Hạn chế của tầm vận động chủ động:
+ Đối với sức mạnh cơ, nó không duy trì hay làm tăng cơ lực.
+ Nó không phát triển kỹ năng, hoặc sự điều hợp ngoại trừ những mẫu vận động được dùng.
§ Những chú ý và chống chỉ định đối với tầm vận động:
– Cả tầm vận động thụ động và chủ động đều chống chỉ định trong mọi trường hợp khi vận động của phần đó ngăn trở quá trình lành bệnh, mặt khác hoàn toàn đưa đến dính và tạo nên co rút, giảm tuần hoàn và thời gian lành bệnh lâu. Tập theo TVĐ sớm, thường xuyên ở tầm không gây đau, cho thấy có lợi cho quá trình lành bệnh và phục hồi sớm của tổ chức mềm và các tổn thương của khớp. TVĐ chống chỉ định ngay sau rách mô mềm, gãy xương, phẫu thuật, nhưng do những lợi ích của vận động có kiểm soát người ta thấy đau giảm và thời gian hồi phục nhanh hơn, vận động sớm có kiểm soát được áp dụng ngay ki bệnh nhân có thể chịu đựng được. Một điều bắt buộc là KTV phải biết ích lợi và nguy cơ do lạm dụng vận động và giữ cho vừa phải về tầm vận động, tốc độ, sức chịu đựng của bệnh nhân trong thời kỳ hồi phục cấp tính. Chống chỉ định là chấn thương thêm cho phần đó. Những dấu hiệu vận động sai, quá mức là đau tăng lên, viêm tấy hơn (sưng to hơn, nóng, đỏ).
– TVĐ chủ động chống chỉ định khi tình trạng tim mạch của bệnh nhân không ổn định và tập chủ động có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân như ngay sau khi nhồi máu cơ tim. Trong hoàn cảnh như vậy, TVĐ thụ động có thể chỉ định đối với các khớp lớn đi kèm với một số bài tập TVĐ chủ động ở cổ chân và bàn chân để tránh ứ đọng máu tĩnh mạch và tạo thành huyết khối. Những hoạt động của cá nhân được khuyến khích và tăng dần khi bệnh nhân chịu được.
– Tầm vận động không đồng nghĩa với kéo dãn.
§ Các bước áp dụng kỹ thuật tập theo TVĐ.
– Dựa trên đánh giá mức độ hoạt động chức năng của bệnh nhân, xác định mục tiêu cho bệnh nhân và xem tầm vận động thụ động, chủ động có trợ giúp, hay chủ động sẽ hợp với mục tiêu.
– Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái cho phép cử động đoạn chi trong tầm vận động có thể. Hãy chắc chắn rằng trục cơ thể của người bệnh thẳng.
– Bộc lộ vùng đó khỏi quần áo chật, chăn đệm, nẹp và băng, che rèm nếu cần thiết.
– Vị trí của KTV sao cho có thể dùng các dụng cụ thuận tiện.
– Để kiểm soát vận động, giữ lấy chi quanh khớp. Nếu khớp đau, hãy thay đổi chỗ cầm, giữ đủ chắc để kiểm soát vận động.
– Kê các vùng mà sự nguyên vẹn về cấu trúc giảm như khớp tăng động, lỏng lẻo hay nơi gãy xương mới hoặc chỗ bị liệt.
– Vận động đoạn chi trong tầm vận động không đau của nó. Không cố vượt quá tầm có thể. Nếu bạn cố gắng vận động, nó sẽ trở thành kỹ thuật kéo giãn.
– Thực hiện các cử động một cách nhẹ nhàng và nhịp nhàng, lặp lại từ 5-10 lần. Số lần lặp lại tùy theo mục tiêu chương trình và tình hình bệnh nhân và sự đáp ứng với điều trị
– Nếu kế hoạch chăm sóc gồm tập theo TVĐ thụ động:
+ Lực để vận động từ bên ngoài, có thể do kỹ thuật viên hay dụng cụ tập bằng máy. Nếu thích hợp, bệnh nhân có thể dùng tay chân lành tập cho bên bệnh.
+ Không dùng trở kháng chủ động hoặc trợ giúp nhờ các cơ qua khớp của người bệnh. Nếu vậy nó là bài tập chủ động.
+ Vận động được thực hiện trong tầm vận động tự do, có nghĩa là tầm vận động có thể, không gắng sức, không gây đau.
– Kỹ thuật tập theo TVĐ có thể thực hiện trong:
+ Mặt phẳng giải phẫu của tầm vận động (trước-sau, bên-bên, ngang)
+ Tầm kéo dài cơ (cơ đối vận gây kéo dài cơ)
+ Các mẫu phối hợp (vận động phối hợp của vài mặt phẳng vận động)
+ Các mẫu chức năng (vận động dùng trong các hoạt động của đời sống hàng ngày).
– Theo dõi tình trạng người bệnh trong và sau quá trình tập. Chú ý tới các dấu hiệu sống mọi thay đổi về độ ấm, màu sắc đoạn chi, mọi thay đổi về tầm vận động, đau, hay chất lượng vận động.
– Ghi chép những phản ứng quan sát được và đo được đối với điều trị.
– Thay đổi hoặc tăng mức độ tập luyện nếu cần thiết.
§ Các kỹ thuật đối với tầm vận động khớp và cơ ứng dụng
Thay đổi tư thế đối với nhiều vận động cơ thể và đối với một số vận động là cần thiết. Để cho hiệu quả, hãy làm mọi cử động có thể ở một tư thế, sau đó thay đổi tư thế người bệnh và làm những cử động phù hợp với tư thế này, tăng mức điều trị với xoay trở bệnh nhân ít nhất. Một số hạn chế của cơ thể hay môi trường có thể cần tư thế đặt tay khác nhau. Kỹ thuật viên có thể áp dụng các dụng cụ cơ học trong khi cố định chi hay vận động cho bệnh nhân để thực hiện mục tiêu và tránh chấn thương đối với cấu trúc bị bệnh,
Thông qua chuyên đề này chúng ta thấy được những hạn chế, lợi ích, chỉ định, chống chỉ định, kỹ thuật, nguyên tắc lượng giá của tầm vận động thụ động và chủ động, chủ động có trợ giúp. Đo tầm vận động khớp là một trong những phương pháp lượng giá quan trọng trong thực tiễn khám, lượng giá và đánh giá tiến triển bệnh, kết quả điều trị. để có những thay đổi cần thiết trong chương trình chế độ tập luyện góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh nhất là sau đột quỵ