ĐỘT QUỴ: VẤN ĐỀ THẬT SỰ KHÔNG ĐƠN GIẢN… ĐỪNG NGHĨ CHUYỆN CHẲNG LIÊN QUAN… VÀ KHÔNG DỄ Ở ĐÂU CŨNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC VỚI CHẤT LƯỢNG NHƯ NHAU (KỂ CẢ Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN).
Trong mấy ngày qua, có quá nhiều câu chuyện đột quỵ từ thực tế cần phải lên tiếng cảnh báo cho cộng đồng… có khá nhiều doanh nhân thành đạt khá trẻ vừa ra đi… nhiều trường hợp đột quỵ xuất huyết não tử vong ở lứa tuổi 8X (dưới 40).
Những người nổi tiếng có nhiều đóng góp cho xã hội “đang khỏe mạnh…” cũng đột ngột ra đi để lại nhiều câu hỏi và thắc mắc liên quan đến đột quỵ… đây là những “câu hỏi” được đặt ra nhiều nhất.
Xin được nêu ra và giải đáp như sau:
1. Những ai có nguy cơ cao bị đột quỵ?
Tuổi tác, lão hóa: khoa học đã chứng minh, tuổi càng lớn nguy cơ đột quỵ càng cao…. Điều này quá dễ hiểu… người lớn tuổi thì nhiều bệnh tật để con người có những lý do để ra đi: ung thư, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, té ngã, mất trí… nhưng chỉ có đột quỵ là ra đi đột ngột, bất ngờ… hoặc nằm một chỗ thêm hàng tháng, hàng năm…
Tuy nhiên vấn đề tuổi tác trên 70 mà đột quỵ thì âu cũng là “cái số?!” có thể buông xuôi?! Nhưng thật ra, khoa học công nghệ ngày nay hoàn toàn có thể phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ lúc chưa xảy ra và rất nhiều trường hợp có thể điều trị dự phòng và bệnh nhân sống thêm rất nhiều năm… và cũng có số ít những trường hợp tầm soát xong cũng “không thể làm gì…”!?
Thời gian gần đây đột quỵ trẻ quá nhiều đến mức phải báo động, vậy nguyên nhân do đâu???
- Rượu bia thuốc lá… chuyện nói hoài nói mãi: TRẺ EM HÚT THUỐC LÁ LÀ PHẠM PHÁP! Nhưng mấy ai quan tâm và thực thi nghiêm túc trong xã hội??? Thực tế cá nhân tôi đã gặp hàng nghìn ca đột quỵ trẻ… ai cũng ung dung tự do tự tại… là hút thuốc lá trên 10 năm, rượu bia lai rai đều đều…. như là một đều hiển nhiên trong cuộc sống… và không ít trẻ em <18T phì phà thuốc lá, rượu bia… Vậy mới coi là SÀNH ĐIỆU…. THEO TREND… và đây đích thực chính là các công dân tương lai của ĐỘT QUỴ sau khoảng 20 năm tức là ĐỘT QUỴ TRẺ <40 Tuổi… cho dù ta có thành đạt, giàu sang đến cỡ nào thì… tiền nong cũng không thể khỏe mạnh như những người có lối sống tốt cùng độ tuổi… sau 20 năm tích tụ thì sức khỏe khó lòng mà quay lại…
- Thừa cân béo phì, mỡ máu quá cao
- Tăng huyết áp, tiểu đường… như là những kẻ giết người thầm lặng. Không ít người chưa tưa từng đo huyết áp lần nào… cho tới khi bị đột quỵ vào BV nghe bác sĩ nói huyết áp trên 200 mmHg. Nhiều người còn thắc mắc… ủa sao kỳ dzậy… tui thấy bình thường mà… mới có lâng lâng, sơ sơ…; Có người thì… biết tăng huyết áp nhưng uống thuốc không thường xuyên và cũng thấy bình thường nên không đo và… ngưng thuốc… khi đến BV thì bị xuất huyết não… kêu cứu.
- Do tác động từ môi trường: ô nhiễm, thức ăn, nguồn nước, kim loại nặng…
- Do dị tật dị dạng mạch máu não: đây là nguy cơ khó khăn và thử thách nhất cho chúng ta vì thường bệnh nhân không có biểu hiện gì đặc biệt sinh hoạt bình thường trong một thời gian dài… cho đến khi đột ngột vỡ ra gây xuất huyết não ồ ạt… một số trường hợp thì đau đầu kéo dài thường xuyên, nhất là đau nửa đầu, sụp mi mắt cùng bên, động kinh co giật… cần phải đi tầm soát ngay.
- Một số ít do dùng thuốc chống đông máu kéo dài, không theo dõi…, do các bệnh lý về đông cầm máu.
- Những người có bệnh tim mạch: loạn nhịp tim, rung nhĩ, tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh động mạch vành… dẫn đến dễ hình thành cục máu đông trong lòng mạch máu.
2. Phân loại đột quỵ
Gồm hai thể loại: nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ không chỉ là tắc mạch máu não (nhồi máu não, thiếu máu não); mà xuất huyết não (vỡ mạch máu não) còn nguy hiểm hơn nhiều nguy cơ tử vong cao hơn nhồi máu não.
Về mức độ phổ biến thì nhồi máu não chiếm 70-80% xuất huyết não chiếm 20-30%.
Nguy cơ tử vong của nhồi máu não phụ thuộc nhiều vào thời gian vàng và phương pháp điều trị chuẩn (thuốc tan máu đông, lấy huyết khối…) trong khi xuất huyết não tùy thuộc chủ yếu vào nguyên nhân vị trí, mức độ xuất huyết … (phình mạch, dị dạng, tăng huyết áp, vị trí nông sâu trong não: võ não, cầu não…).
Nói chung, với nhồi máu não bệnh nhân có hy vọng được cứu sống cao hơn so với xuất huyết não.
3. Vai trò của chẩn đoán và tầm soát sớm?
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao trong y tế mà việc khám tầm soát đột quỵ đã trở nên khả thi hơn 5 năm trước! Điều này thật đáng mừng cho xã hội… tuy nhiên xin nhấn mạnh và nói rõ rằng:
- KHÔNG PHẢI CÔNG NGHỆ NÀO, MÁY MÓC NÀO CŨNG CÓ THỂ ĐÁP ỨNG ĐƯỢC VIỆC TẦM SOÁT: Điều này khá dễ hiểu: Với tất cả những máy móc công nghệ cũ trước đây 5 năm đến 10 năm (2018 trở về trước) khó lòng mà “TỰ TIN” để chỉ định tầm soát khi bệnh nhân phải tiêm cản quang, cũng như hình ảnh sau đó mờ mờ ảo ảo KHÔNG DÁM KẾT LUẬN… dẫn đến tầm soát cũng như không, gây tốn kém lãng phí, và nguy hiểm hơn là BỎ SÓT BỆNH.
- KHÔNG PHẢI NƠI NÀO CŨNG CÓ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐỌC KẾT QUẢ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG ĐẮN: Đây là vấn đề quan trọng nhất và ảnh hưởng đến sinh mạng con người, những quyết định sai lầm có thể: nhẹ thì gây tốn kém tiền nong… nặng thì làm cho bệnh nhân mất mạng.
Đây là bài toán cần nhiều thời gian để giải chứ không thể một sớm một chiều. Chúng ta có được “ra ngõ gặp chuyên gia…” và điều này ở các nước phát triển cũng thế. Để đăng ký được cuộc hẹn với bác sĩ chuyên khoa can thiệp mạch máu thần kinh (Neurointervention) hay bác sĩ chuyên điều trị đột quỵ (Stroke intervention) là vô cùng mất thời gian và khan hiếm… kể cả Mỹ, EU, Canada… cũng đang rất khan hiếm bác sĩ chuyên khoa can thiệp thần kinh, đột quỵ.
Theo thống kê của một đồng nghiệp Mỹ… thì ở Mỹ cần khoảng 5 năm nữa mới có đủ bs can thiệp thần kinh phủ các BV lớn bảo đảm vấn đề can thiệp đột quỵ…. (VN chắc cần lâu hơn..)
- KIẾN THỨC, KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN và cần có nhiều thứ khác: Mới có thể giúp được bệnh nhân và hoàn thành trách nhiệm của mình… tránh gây hại người bệnh.
Ví dụ điển hình: sau khi tầm soát có khá nhiều ca bị phình mạch máu não (Aneurysm) câu hỏi đặt ra khá ĐAU ĐẦU cho các bác sĩ là …. CÓ NÊN ĐIỀU TRỊ SỚM HAY KHÔNG???
CÂU TRẢ LỜI RẤT TRỜI ƠI LÀ YES/NO ĐỀU ĐÚNG CẢ!
Sự thật là như thế. Có ca túi phình cần điều trị sớm… có ca cần theo dõi thêm… có ca không có chỉ định điều trị.
ĐÂY LÀ MỘT “NGHỆ THUẬT” tùy theo nhiều yếu tố: khách quan, chủ quan, kinh nghiệm, kiến thức, EBM (Evidence Base Medicine) y học chứng cứ…. chuyên môn, kỹ năng thực hành… nhiều khi lý thuyết thì thuộc…. nhưng thực hành thì thua…!!!
Xin kể một câu chuyện thực tế: đã có hàng trăm ca tầm soát ra túi phình mạch máu não tại S.I.S… nhưng việc chỉ định điều trị dự phòng thường rất ít trong số đó… chủ yếu là những ca được “thống nhất quan điểm trên toàn cầu…” đường kính to trên 5mm, nhiều thùy, có triệu chứng… nguy cơ vỡ cao… những ca còn lại thường theo dõi.
Những ca Báo động đỏ… chúng tôi đủ khả năng điều trị cho bệnh nhân với chuẩn cao nhất trên thế giới … nhưng với một chi phí … rất Việt Nam… (như câu chuyện trong Video Clip).
Nhưng cũng có ca khi chúng tôi đã cảnh báo nên điều trị sớm nhưng vì nhiều lý do: bệnh nhân ra nước ngoài nhưng đã không được xử trí đúng… và người bệnh đã ra đi mãi mãi trong tiếc nuối… Giá như… Phải chăng… Phải chi… ???!!!
Đấy… !!! Câu chuyện đột quỵ thật không hề đơn giản… đừng nghỉ nơi nào cũng làm được và làm được như nhau….!!! Có khi tiền mất mà… mạng cũng mất….!!!
“ĐỪNG NGHĨ RẰNG ĐỘT QUỴ KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN MÌNH MÀ HÃY THẬT SỰ QUAN TÂM VÀ HIỂU BIẾT VỀ NÓ MỘT CÁCH THẤU ĐÁO VÌ NGƯỜI ĐỘT QUỴ THƯỜNG KHÔNG CÓ CƠ HỘI LỰA CHỌN CHO MÌNH VÀ CŨNG HIẾM CÓ CƠ HỘI CHỌN LỰA LẦN 2! THỜI GIAN VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG KHÔNG THỂ MUA ĐƯỢC BẰNG TIỀN CHO DÙ BẠN LÀ AI!!!”
TS.BS TRẦN CHÍ CƯỜNG
Giám đốc chuyên môn BV ĐKQT S.I.S Cần Thơ