08/08/2023

TÁC HẠI CỦA BIA RƯỢU ĐẾN SỨC KHỎE & ĐỘT QUỴ

TÁC HẠI CỦA BIA RƯỢU ĐẾN SỨC KHỎE & ĐỘT QUỴ
Chương trình S.I.S Vì sức khỏe cộng đồng (kỳ 29) với chủ đề: “tác hại của bia rượu đến sức khỏe & đột quỵ” với 2 diễn giả là TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ và BS.CKI. Nguyễn Hữu Vịnh – Phó khoa hồi sức cấp cứu BV ĐK QT S.I.S Cần Thơ.

Rượu bia là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do tai nạn giao thông và cũng là nguyên nhân gia tăng các bệnh lý về đường tiêu hóa, gan, tim mạch, đột quỵ … Để giúp các bạn hiểu rõ hơn TÁC HẠI CỦA BIA RƯỢU ĐẾN SỨC KHỎE & ĐỘT QUỴ hãy cùng 2 diễn giả là TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc chuyên môn và BS.CKI. Nguyễn Hữu Vịnh – Phó khoa hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ để cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc xoay quanh chủ đề này nhé!
1. Tình hình cấp cứu và điều trị của những bệnh nhân có liên quan đến bia rượu tại khoa cấp cứu của Bệnh viện có diễn biến ra sao? Bệnh nhân vào cấp cứu có những biến chứng nào từ rượu bia, từ cấp tính đến mãn tính?

BS.CKI. Nguyễn Hữu Vịnh: “cho biết”
Cũng giống như những bệnh viện khác về tình hình cấp cứu liên quan đến những tác hại của rượu bia thường liên quan đến các vấn đề sau:

  • Chấn thương
  • Một số các mặt bệnh như ung thư
  • Các nhóm bệnh về tim mạch, đột quỵ, tuy nhiên thường đối với nhóm này thì ít có nhận biết được rằng các tác hại liên quan đến việc sử dụng rượu bia quá mức, mà thường chỉ nghĩ do các bệnh lý nội khoa khác hoặc những vấn đề do đột quỵ mà thôi.

Vấn đề tác hại của sử dụng rượu bia quá mức như chúng ta cũng đã biết việc sử dụng rượu bia quá mức ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội về sức khỏe, về kinh tế, trong đó theo tổ chức y tế thế giới đã thống kê trong tất cả nguyên nhân tử vong liên quan tới việc sử dụng rượu bia quá mức đã góp phần 5,3%, và đặc biệt là việc sử dụng rượu bia quá mức gây tàn phế và tử vong cho đối tượng rất trẻ như trong độ tuổi từ 22 tuổi đến 39 tuổi chiếm đến 13,5%. Và đặc biệt tỷ lệ tử vong ở Việt Nam chung cao hơn thế giới chiếm khoảng 12% số ca tử vong của tất cả các nguyên nhân.
Về tình hình nguyên nhân liên quan đến những bệnh tật khi sử dụng rượu bia quá mức thì liên quan đến gần 200 nguyên nhân về bệnh tật, nguyên nhân hàng đầu nhưng rất dễ cho người bệnh không để ý tới đó là những bệnh lý về tim mạch, đột quỵ khi sử dụng rượu bia quá mức sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp, một số vấn đề về bệnh lý mạch máu.
Nhóm bệnh lý thứ 2 mà người bệnh thường biết đến nhiều hơn là bệnh lý tiêu hóa như: viêm dạ dày, đại tràng,đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, khi sử dụng rượu bia dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, cũng như làm tăng tổn thương gan do tổn thương bệnh viêm gan C, hoặc những bệnh lý viêm tụy, cấp tính và, mạn tính.
Theo ghi nhận rằng đối với 1 Nam giới uống trên 30 gam rượu / ngày hoặc là 210 gam rượu / tuần kéo dài trong 2 năm dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, và nếu trong trường hợp ngắn ngày những sử dụng số lượng lớn như 160 gam rượu/ ngày trong 1 tuần cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm gan cấp, và nếu tình trạng này kéo dài trên 5 năm có thể nguy cơ xơ gan đến 40%.
Thứ 2 trong tình trạng nếu uống rượu không nhiều nhưng kéo dài 5 năm hoặc 10 năm thì nguy cơ xơ gan, viêm gan do rượu cũng tăng rất là cao.
Thứ 3 đó là những bệnh lý về ung thư thì theo tổ chức nghiên cứu về ung thư Quốc tế thì họ ghi nhận rằng rượu được xếp thuốc lá và Amiăng là một trong những chất gây ung thư. Năm 2020 rượu liên quan tới khoảng 4% số ca ung thư mới trên toàn cầu, trong đó ¾ là Nam giới, trong đó khoảng 1/7 trường hợp uống rượu bia khoảng 2 ly trên ngày và những ung thư thường gặp nhất là ung thư thực quản, ung thư gan và ung thư vú, đặc biệt là ung thư vú ở Nữ giới là 3 dạng phổ biến.
Thứ 4 đó là vấn đề liên quan đến thương tích thì có thể là thương tích do vấn đề tự ý, hoặc không chủ chủ ý như tai nạn giao thông, những vấn đề đả thương, tự tử ..đây cũng là một trong những gánh năng liên quan đến kinh tế xã hội rất lớn. Ngoài ra khi sử dụng rượu bia người ta thường hay nghĩ là sử dụng rượu bia để giải sầu nhưng thật ra khi sử dụng rượu bia với số lượng lớn thì nó ảnh hưởng tới thần kinh rất cao, sẽ làm cho người bệnh sẽ có cảm giác lệ thuộc và không kiểm soát được về mặt số lượng tần suất từ đó dẫn đến việc có những cảm xúc tiêu cực khi không có sử dụng rượu bia nữa, nó cũng là những nguyên nhân rất hay gặp ở cấp cứu. Ngoài ra những bệnh lý mãn tính ảnh hướng đến chức năng tình dục sinh sản, làm cho người bệnh suy khả năng miễn dịch, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến những bệnh da cũng gặp khá là nhiều.
Thời gian qua, các cơ quan báo đài thường xuyên đưa tin về các trường hợp đột quỵ sau khi uống rượu bia. Vậy rượu bia và đột quỵ có mối liên hệ như thế nào, và uống nhiều rượu bia có gây đột quỵ không? 

2. Thời gian qua, các cơ quan báo đài thường xuyên đưa tin về các trường hợp đột quỵ sau khi uống rượu bia. Vậy rượu bia và đột quỵ có mối liên hệ như thế nào, và uống nhiều rượu bia có gây đột quỵ không?

TS.BS. Trần Chí Cường “Cho biết
Đây là vấn đề không còn xa lạ với tất cả mọi người, tuy nhiên sau khi nghe số liệu của Bác sĩ Vịnh chia sẻ tôi cũng bất ngờ về các dữ liệu vừa rồi về tác hại của bia rượu đối với xã hội cũng như đối với sức khỏe con người nói chung. Rất rõ là đơn giản 1 điều là ngoài những vấn đề cấp tính như chúng ta thấy thì nó diễn nó ra nhanh chóng sau khi uống rượu bia, Ví dụ: “là sau khi uống rượu bia xong bị thổi nồng độ cồn là mất hết nửa tháng lương chẵn hạn đó là những tác hại vấn đề cấp tính mà chúng ta không lường trước được
Còn trong chương trình này thì mang tính chất lâu dài hơn đặc biệt là vấn đề đột quỵ, vì ít có người tin rằng rượu bia có thể ảnh hưởng đến đột quỵ và ngày hôm nay thì chúng tôi sẽ minh họa những trường hợp đáng báo động trong cộng động đó là rượu bia chính nó có thể dẫn đến đột quỵ, và có những trường hợp rất là điển hình là bệnh nhân chỉ đơn thuần là sử dụng rượu bia mà thôi không hút thuốc lá, không có thừa cân béo phì và không có những tác nhân khác dẫn đến đột quỵ, nhưng bệnh nhân lại đột quỵ rất trẻ ở độ tuổi trung bình khoảng 40 tuổi. Và một điều nữa là giống như chương trình đã đặt ra đó là liệu chúng ta có thể nhận biết được, có thấy được những tổn thương này hay không hay Bác sĩ chỉ vui miệng dọa cho mọi người sợ mà thôi, thì chúng ta hãy lần lược chứng kiến qua những hình ảnh mà các Bác sĩ đã thu thập được và đó cũng chính là lý do mà tôi đã đề nghị thực hiện cái chương trình này cho tất cả mọi người cùng tìm hiểu và những ai đang uống rượu bia rất nhiều mỗi ngày thì hy vọng rằng sẽ có một kế hoạch tốt hơn để giảm cái nguy cơ về lâu về dài cho mình. Và tác hại này tôi nhấn mạnh 1 lần nữa là chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa được.
Ngay bây giờ, để giúp quý khán giả hiểu rõ hơn về tác hại của rượu bia lên hệ tim mạch, thần kinh, xin mời quý khán giả xem qua đoạn Video ngắn sau:

3. Nhóm người nào khi sử dụng rượu bia thì sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ?

TS.BS. Trần Chí Cường “Cho biết
Thì với lý thuyết chung là những ai sử dụng rượu bia điều có 1 tỷ lệ gia tăng đáng kể quy cơ mắc bệnh đột quỵ và nguy cơ này có thể dài hạn hoặc ngắn hạn tùy theo lượng rượu bia mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày, và thời gian nếu như chúng ta tiêu thụ lượng bia rất lớn như ngày nào cũng uống trên dưới 1 thùng bia chẵn hạn thì chúng tôi cũng chứng kiến những trường hợp đột quỵ cấp.
Trong một vài cái tết trước đây thì chúng tôi cũng đã từng cấp cứu một số trường hợp là bệnh nhân đang uống rượu bia xong sau đó đột quỵ và xuất huyết não tại bàn sau đó được đưa vào bệnh viện cấp cứu thì được chẩn đoán là xuất huyết não nặng và dẫn đến tử vong.
Sự việc này không chỉ riêng Bệnh viện S.I.S mà những bệnh viện khác cũng chứng kiến cảnh tương tự như vậy. tức là đột quỵ có thể xảy ra một cách cấp tính sau khi chúng ta uống 1 lượng rượu bia quá mức.
Và một vấn đề nữa là tác hại lâu dài thì chúng có thể minh họa một số trường hợp khá là điển hình đó là bệnh nhân bắt đầu sử dụng rượu bia từ năm 18 tuổi với số lượng đáng kể mỗi ngày và đến năm đột quỵ trung bình thì khoảng sau khi sử dụng rượu bia 20 năm chúng tôi cũng gặp rất nhiều trường hợp. Ngoài ra những tác hại về đột quỵ trên não thì còn rất nhiều những tác hại khác mà ban đầu Bác sĩ Vịnh đã chia sẽ rất là kỹ, như tổn thương hệ tiêu hóa, gan, thận, mật, hệ thần kinh, cơ quan sinh dục … rất nhiều tác hại mà chúng ta khó lòng mà kể hết.

4. Trên thực tế có nhiều người đi nhậu về thì bị hôn mê luôn, những người thân thì cứ nghỉ là ngủ say, nên lúc phát hiện được thì đã quá muộn, vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là ngủ say do rượu, đâu là hôn mê do đột quỵ sau khi uống rượu bia?

TS.BS. Trần Chí Cường “Cho biết
Bác Cường kể câu chuyện tại phòng Cấp cứu S.I.S là có tiếp nhận một bệnh nhân, Bác hỏi có biết bệnh nhân bị đột quỵ không sau đưa vào bệnh viện trễ vậy? Người nhà bệnh nhân trả lời là không biết bệnh nhân bị đột quỵ mà tưởng là đang ngủ mê, ngủ nướng, sau khi thấy ngủ lâu quá thì đi gọi dậy, thấy gọi hoài không dậy mới phát hiện đưa đi cấp cứu”

Để phân biệt một trường hợp ngủ say và một trường hợp đột quỵ là nếu sau khi uống rượu bia mà chúng ta nghi ngờ người đó ngủ mà thấy có dấu hiệu bất thường như nhịp thở không điều hoặc bất thường ngủ dậy trể hơn so với bình thường là một trong những cái rất nguy hiểm thì chúng ta phải đánh thức, đánh thức là một trong những test rất là quan trọng để chúng ta phân biệt đối với người ngủ say do rượu bia khi đánh thức thì người đó sẽ có ít những phản ứng hoặc cử động, hoặc trả lời thì chỉ là ngủ say do say rượu, ngược lại nếu như chúng ta lay động rất mạnh mà người đó không dậy thì chúng ta phải nghi ngờ và chúng ta cần làm thêm bước thứ 2 kích thích đau có nghĩa là nhéo bên phải xem người đó có co tay phải không, nhéo bên trái xem bệnh nhân có co tay trái không, và động tác nhéo ban đâu thì nhéo nhẹ thôi, chỉ cần kích thích đau vừa phải là được để chúng ta có thể biết rằng người đó đang bị kích thích đau có đáp ứng hay không, trong trường hợp hợp đột quỵ là khi kích thích đau người đó sẽ không đáp ứng được.
“Ví du: chúng ta kích thích tay bên trái mà tay trái không co lên mà ngược lại nhưng co tay bên phải thì có thể nghi ngờ người đó có khả năng đột quỵ xảy ra, lúc đó chúng ta sẽ kích thích đau ở nữa người cùng bên có nghĩa là tay trái không cử động, kích thích chân trái không cử động luôn thì khả năng rất cao là người đó bị đột quỵ, và chúng ta quan sát thêm vùng miệng xem có bị méo không khi chúng ta kích thích đau thì nếu như người bình thường thì sẽ có cảm giác nhăn mặt, thì trong trường hợp này người đột quỵ sẽ bị méo mặt một bên và có những trường hợp người ta mô tả là người đó ngủ mà chảy nước bọt một bên thấy miệng méo bên bị liệt

Thì chúng ta sẽ quay lại 3 dấu hiệu chính cho người đang đột quỵ: mặt méo, yếu liệt tay chân, không nói được. đó chính là 3 dấu hiệu điển hình của đột quỵ chúng ta cần phân biệt rất rõ với trường hợp say rượu nghĩa là cho dù say rượu nhưng vẫn có thể lay gọi trả lời được, vẫn có thể cử động được tay chân được, còn người đột quỵ thì sẽ có điển hình ba dấu hiệu đó thì chúng ta bắt buộc đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay, không được ngộ nhận là người đó ngủ say do say rượu làm mất đi thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân dẫn đến nhiều diễn biến xấu, xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

5. Một số bạn trẻ, có thói quen là khi uống rượu bia thì ăn rất ít, thậm chị là không ăn, để có thể uống được nhiều hơn, thói quen này có nên hay không và nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe, thưa Bác sĩ?

BS.CKI. Nguyễn Hữu Vịnh: “cho biết”
Đó cũng là quan điểm rất nhiều người, và người quen của tôi cũng hay nghĩ như vậy nhưng mà thật sự đó là quan điểm sai lầm.
Thứ nhất là mình biết là khi rượu bia uống vào thì nó được hấp thu vào trong máu qua dạ dày ở ruột non, vì rượu bia là được hấp thu trực tiếp chứ không như thức ăn vì cần quá trình tiêu hóa do đó khi uống lúc bụng đói thì hầu như rượu bia sẽ được hấp thu nhanh nhất và hấp thụ hoàn toàn qua máu dẫn đến sẽ nhanh say hơn và nồng độ rượu bia trong máu sẽ cao hơn.
Thứ 2 khi uống lúc bụng đói thì nồng độ rượu trong dạ dày rất là cao kết hợp với axid nữa nó sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng đau dạ dày, nôn ói, nếu nặng nữa dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Thứ 3 nữa là năng lượng trong cồn khá nhiều và được ưu tiên chuyển hóa sớm hơn so với thức ăn, nên khi uống rượu bia mà không ăn thì lâu dài cũng ảnh hưởng đến các vấn đề về suy dinh dưỡng, dưỡng chất, đặc biệt đối với những người đã các tiền sử bệnh lý gan, suy chức năng gan, các bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường mà uống rượu bia không ăn có thể làm nguy cơ hạ đường huyết cũng là một trong những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.

Chương trình ”S.I.S VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỘNG” được thực hiện bởi phòng truyền thông S.I.S. Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ.
Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  1800 1115.

Bích Ngọc ghi, Chương trình S.I.S Vì sức khỏe cộng đồng

Tin tức gần đây